Dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng mang thai ngoài tử ?

Mang thai ngoài tử cung là biến chứng sản khoa thường gặp trong giai đoạn sớm của thai kì. Việc nhận biết sớm sẽ giúp chị em xử lý kịp thời đảm bảo sức khỏe và tính mạng.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Thông thường khi mang thai, quá trình thụ tinh diễn ra trong ống dẫn trứng. Tế bào trứng sẽ di chuyển đến tử cung, tại khu vực này trứng thụ tinh bám vào thành tử cung để phát triển thành thai nhi hoàn chỉnh.

Một số trường hợp, tế bào trứng đã được thụ tinh không di chuyển đến tử cung. Chúng bám vào thành ống dẫn trứng sau đó phát triển như bình thường. Đây được gọi là tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Đây là tình trạng nguy hiểm xảy ra trong vài tuần đầu của thai kỳ. Nhiều trường hợp sản phụ khó có thể việc giữ được thai nhi rất khó khăn.

 

Dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung

Khi mắc phải tình trạng bệnh này bạn có thể gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng. Chẳng hạn như bị rong huyết, đau vùng bụng dưới, cảm giác nhói bụng, chóng mặt, mệt mỏi. Bệnh nhân có thể bị đau vai, cổ, trưng trạng thậm chí là ngất xỉu.

Bệnh nhân cũng có thể gặp phải bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào khác không được đề cập đến do tính ít phổ biến. Trường hợp có thắc mắc liên quan đến tình trạng này nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn, khắc phục.

Link tham khảo:

 

Thai ngoài tử cung có thể có con không?

Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng hay cổ tử cung. Vị trí hay gặp nhất là thường gặp nhất là vòi trứng và nguyên nhân hay gặp là do tắc, hẹp vòi trứng (do viêm nhiễm sinh dục, do bẩm sinh, hoặc do một can thiệp trước đó trên vòi trứng như có tiền căn mổ ở vùng bụng trước đó cũng có thể gây viêm dính bên ngoài vòi trứng và làm thay đổi hướng đi của vòi trứng (vòi trứng bị kéo dài, bị gập góc...).

Bị thai ngoài tử cung có thể có con không? Về câu hỏi là có. Bạn hoàn toàn có thể mang thai và có con được nếu tình trạng thai ngoài tử cung đã được điều trị dứt điểm trước đó. Nghĩa là phải đảm bảo không còn các nguyên nhân gây bệnh trên cơ thể bệnh nhân, đảm bảo cơ quan sinh dục vệ sinh và an toàn trong lần mang thai tiếp theo.

 

Nguyên nhân của mang thai ngoài tử cung

Tình trạng này mắc phải do trứng đã được thụ tinh bị mắc kẹt trên đường đến tử cung. Thông thường thì do ống dẫn trứng bị tổn thương như viêm nhiễm.

Vấn đề mất cân bằng nội tiết hay sự phát triển bất thường của trứng đã thụ tinh cũng có thể gây nên tình trạng này.

 

Chẩn đoán và khắc phục tình trạng mang thai ngoài tử cung

Hình ảnh thu thập được khi siêu âm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng này. Bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu để kiểm tra các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung ở bên trong ống dẫn trứng hay không. Bác sĩ có thể xác định kích thước tử cung. Nếu như thai kỳ khỏe mạnh kích thước tử cung tăng nhưng nếu mang thai không như ý muốn thì tử cung sẽ không thay đổi về kích thước.

Bác sĩ tiến hành siêu âm để biết được tình trạng của tử cung và ống dẫn trứng. Đây được coi là phương pháp hiệu quả giúp kiểm tra vị trí thay nhưng chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu tiên. Ngoài ra, bác sĩ cũng tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone. Nếu như thai kỳ khỏe mạnh nồng độ hCG tăng lên sau mỗi hai ngày. Bác sĩ sẽ xác định những bất thường để xác định vấn đề bệnh nhân đang mắc phải.

Việc điều trị tùy thuộc vào thời gian chẩn đoán được bệnh và tình trạng sức khỏe của thai phụ. Nếu như ống dẫn trứng chưa vỡ việc phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung bạn có thể tránh được nguy cơ vỡ được ống dẫn trứng. Bạn có thể được đề nghị điều trị bằng thuốc để ngăn sự phát triển của mô thai, phẫu thuật nội soi để loại bỏ phôi thai và xử lý những vấn đề rong huyết....

Tình trạng nghiêm trọng, ống dẫn trứng bị vỡ. Khi đó thai nhi đã phát triển đầy đủ lớn để phá vỡ ống dẫn trứng. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật khẩn cấp để cầm máu. Bệnh nhân cũng có thể được phẫu thuật cần thiết để sửa chữa những hư hỏng ở buồng trứng.

Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

- Thường xuyên vệ sinh vùng kín, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục, khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa, sau sinh nở phòng tránh viêm nhiễm vùng kín.

- Trường hợp phụ nữ đã từng có thai ngoài tử cung cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định mang thai vì bạn có nguy cơ bị thai ngoài tử cung ở lần mang thai này cao hơn người bình thường.

- Không phải tất cả trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật. Nếu được phát hiện sớm, khối thai chưa vỡ, kích thước nhỏ bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu.

- Nếu thai có kích thước lớn (thường là trên 3cm) sẽ được phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.

- Nếu chần chừ thai càng ngày càng phát triển đến khi thai ngoài tử cung bị vỡ khiến người mẹ lâm vào tình trạng sốc mất máu, mệt mỏi, choáng váng, khó thở cần nhanh chóng đưa người bệnh nhập viện để mổ cấp cứu ngay.

- Kiểm tra vị trí khối thai để phát hiện và can thiệp sớm nếu có bất thường, đặc biệt nếu có tiền sử thai ngoài tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục hoặc có dấu hiệu đau bụng, ra máu bất thường ở những tuần đầu của thai kỳ.

Xem thêm:

© Copyright mangthaingoai